Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ viết sông Ấn”
Bài viết mới Thẻ: Liên kết định hướng |
(Không có sự khác biệt)
|
Phiên bản lúc 12:07, ngày 13 tháng 11 năm 2023
Chữ sông ấn | |
---|---|
Dấu ấn thể hiện dòng chữ điển hình gồm năm ký tự | |
Thể loại | Chưa được giải mã;
có thể là chữ viết thời đồ đồng hoặc tiền chữ viết |
Thời kỳ | k. 3500–1900 TCN[1][2][a] |
Hướng viết | Phải sang trái, boustrophedon |
Các ngôn ngữ | Không rõ (xem tiếng Harappa) |
ISO 15924 | |
ISO 15924 | Inds, 610 |
Chữ sông Ấn, còn được gọi là chữ Harappa, là một tập hợp các ký tự được tạo ra bởi nền văn minh lưu vực sông Ấn. Hầu hết các bản khắc chứa các ký tự này đều cực kỳ ngắn, gây khó khăn trong việc phản xét liệu các ký tự này có cấu thành một hệ thống chữ viết dùng để ghi chép (các) ngôn ngữ vẫn chưa được xác định của nền văn minh lưu vực sông Ấn[3] hay không. Dù có nhiều cố gắng,[4] 'chữ viết' này chưa được giải mã, nhưng các nỗ lực vẫn đang tiếp diễn. Không có bản chữ khắc song ngữ nào được nhận dạng để giúp giải mã chữ viết,[5] cho thấy không có thay đổi đáng kể theo thời gian. Tuy nhiên, một số cú pháp (nếu đó là những gì có thể được gọi) thay đổi tùy theo vị trí.[3]
Ẩn phẩm đầu tiên của một con dấu với các ký tự Harappa là vào năm 1875,[6] trong một bức vẽ của Alexander Cunningham.[7] Đến năm 1992, ước tính có khoảng 4.000 đồ vật được khắc đã được tìm thấy,[8] một số ở xa như Lưỡng Hà, do mối quan hệ sông Ấn–Lưỡng Hà cổ, với hơn 400 ký tự riêng biệt đại diện trên các dòng chữ khắc xác định.[9][5]
Một số học giả, chẳng hạn như G. R. Hunter,[10] S. R. Rao, John Newberry,[11] và Krishna Rao[12] đã lập luận rằng chữ Brahmi có mối liên hệ nào đó với hệ thống sông Ấn. Raymond Allchin[13] phần nào đã hỗ trợ một cách thân trọng khả năng chữ Brahmi ảnh hưởng bởi chữ sông Ấn.[14][15] Một khả năng khác cho sự tiếp nối của truyền thống lưu vực sông Ấn là nằm trong các ký tự phun sơn văn hóa cư thạch tại phía Nam và Trung Ấn Độ (và Sri Lanka), có thể không tạo thành một hệ thống chữ viết ngôn ngữ nhưng có thể có một số điểm trùng lặp với kho ký tự sông Ấn.[16][17] Các nhà ngôn ngữ học chẳng hạn như Iravatham Mahadevan, Kamil Zvelebil, và Asko Parpola lập luận rằng chữ viết có một mối quan hệ với một ngôn ngữ Dravida.[18][19]
Ngữ liệu
Đến năm 1977, có ít nhất 2,906 đồ vật được khắc với dòng chữ dễ đọc đã được tìm thấy,[20] và đến năm 1992 có tổng cộng xx. 4,000 đồ vật được khắc được tìm thấy.[8] Các ký tự sông Ấn chủ yếu được tìm thấy trên các con dấu, đồ gốm, đồng và tấm đồng, dụng cụ, và vũ khí.[21] Phần lớn các ngữ liệu văn bản bao gồm các con dấu, vết in của những con dấu đó và các dấu vẽ phun sơn khắc trên đồ gốm.[22] Các con dấu và vết in của chúng thường nhỏ về kích thước và có thể cầm được, với nhiều con dấu mỗi bên chỉ dài 2–3cm.[23] Không có ví dụ chữ sông Ấn còn sót lại được tìm thấy trên vật liệu hữu cơ dễ hư hỏng như papyrus, giấy, tài liệu, lá, gỗ, hoặc vỏ cây.[21]
Thời kỳ Harappa sớm
Các ví dụ ban đầu của chữ sông Ấn tìm thấy trên dòng chữ khắc trên đồ gốm và vết in dấu ấn Harappa được khắc trên đất sét có từ k. 2800–2600 TCN trong thời kỳ Harappa sớm,[1] và nổi lên cùng với các đồ vật được quản lý như con dấu và khối lượng tiêu chuẩn trong giai đoạn Kot Diji của thời kì này.[24] Tuy nhiên, cuộc khai quật ở Harappa đã chứng minh sự khai thác của một số ký tự từ các dấu của đồ gốm và chữ phun sơn thuộc giai đoạn Ravi sớm hơn từ k. 3500–2800 TCN.[1][2]
Thời kỳ Harappa trung đại
Trong thời kỳ Harappa trung đại, từ k. 2600–1900 TCN, chuỗi ký tự sông Ấn thường tìm thấy trên các con dấu phẳng, hình chữ nhật cũng như được viết hoặc khắc trên vô số đồ vật khác bao gồm đồ gốm, dụng cụ, bảng, và đồ trang trí. Các ký tự được viết bằng nhiều phương pháp bao gồm chạm khắc, đục đẽo, dập nổi và sơn áp dụng cho các vật liệu đa dạng như terracotta, sa thạch, hoạt thạch, xương, vỏ, đồng, bạc, và vàng.[25] Tính đến năm 1977[cập nhật], Iravatham Mahadevan lưu ý rằng khoảng 90% con dấu chữ sống Ấn và đồ vật được khắc đã phát hiện cho đến nay được tìm thấy tại các địa điểm ở Pakistan dọc theo sông Ấn và phụ lưu của nó, như Mohenjo-daro và Harappa,[b] trong khi các địa điểm khác nằm ở nơi khác chiếm 10% còn lại.[c][26][27] Thông thường, động vật như bò, trâu, voi, tê giác và con "kỳ lân" huyền thoại[d] kèm theo dòng chữ trên con dấu, có thể là để giúp những người mù chữ xác định nguồn gốc của một con dấu cụ thể.[29]
Thời kỳ Harappa muộn
Thời kỳ Harappa muộn, từ k. 1900–1300 TCN, theo sau thời kỳ Harappa trung đại được đô thị hóa hơn, và là một thời kỳ phân mảnh và nội địa hóa trước thời đại đồ sắt ở tiểu lục địa Ấn Độ. Các bản khắc được tìm thấy tại các địa điểm gắn liền với các giai đoạn cục bộ của thời kỳ này. Ở Harappa, việc sử dụng chữ viết này phần lớn đã bị chấm dứt khi việc sử dụng các con dấu có khắc chữ chấm dứt khoảng từ k. 1900 TCN; tuy nhiên, việc sử dụng chữ sông Ấn có thể đã tồn tại lâu hơn ở các khu vực khác như ở Rangpur, Gujarat, cụ thể là dưới hình thức dòng chữ phun sơn được khắc trên đồ gốm.[1] Các con dấu từ giai đoạn Jhukar của thời kỳ Harappa muộn, tập trung ở tỉnh Sindh ngày nay ở Pakistan, thiếu chữ sông Ấn, tuy nhiên, một số dòng chữ khắc trên mảnh sành từ giai đoạn này đã được ghi nhận.[30] Cả hai con dấu và mảnh sành mang văn bản chữ sông Ấn, đều có từ k. 2200–1600 TCN, đã được tìm thấy tại các địa điểm gắn liên với văn hóa Daimabad của thời kỳ Harappa muộn, tại Maharashtra ngày nay.[31]
Đặc điểm
Trang hay phần này đang được viết mới, mở rộng hoặc đại tu. Bạn cũng có thể giúp xây dựng trang này. Nếu trang này không được sửa đổi gì trong vài ngày, bạn có thể gỡ bản mẫu này xuống. Nếu bạn là người đã đặt bản mẫu này, đang viết bài và không muốn bị mâu thuẫn sửa đổi với người khác, hãy treo bản mẫu {{đang sửa đổi}} .Sửa đổi cuối: Nguyên Hưng Trần (thảo luận · đóng góp) vào 11 tháng trước. (làm mới) |
Phần lớn các ký tự là tượng hình, mô tả các đồ vật tìm thấy trong thế giới cổ đại nói chung, tìm thấy trong văn hóa Harappa địa phương, hoặc có nguồn gốc từ thế giới tự nhiên.[34] Tuy nhiên, các ký tự trừu tượng cũng được xác định. Một số ký tự là ký tự ghép giữa các ký tự tượng hình, trong khi các ký tự khác không được biết là xảy ra một cách đơn lập, được biết đến chỉ xảy ra như là thành phần của các ký tự phức tạp hơn.[34] Một số ký tự giống như dấu vạch và thường được hiểu là các số sớm.[35][36][37]
Unicode
Nhà thiết kế | Quỹ quốc gia dành cho Mohenjo-daro |
---|---|
Thời gian tạo | 2016 |
Thời gian phát hành | 2017 |
Giấy phép | Độc quyền |
Các ký tự sông Ấn gán mã ISO 15924 là "Inds". Michael Everson đã gửi một đề xuất hoàn chỉnh về việc mã hóa chữ viết trong mặt phẳng đa ngôn ngữ bổ sung của Unicode vào năm 1999,[38] nhưng đề xuất này chưa được chấp thuận bởi Ban kỹ thuật Unicode. Tính đến tháng 2 năm 2022, Script Encoding Initiative vẫn liệt kê đề xuất trong danh sách các tập lệnh chưa được mã hóa chính thức trong Tiêu chuẩn Unicode (và ISO/IEC 10646).[39][40]
Phông chữ sông ấn là một phông chữ Private Use Areas (PUA) giống như chữ sông Ấn.[41] Phông chữ này được thiết kế dựa trên một ngữ liệu biên soạn bởi nhà Sindh học Asko Parpola trong cuốn Deciphering the Indus Script của ông.[42] Amar Fayaz Buriro, một kỹ sư ngôn ngữ, và Shabir Kumbhar, một nhà thiết kế phông chữ, được giao nhiệm vụ bởi Quỹ quốc gia dành cho Mohenjo-daro để thiết kế phông chữ này, và họ đã trình bày tại một hội nghị quốc tế về Mohenjo-daro và nền văn học lưu vực sông Ấn vào ngày 8 tháng 2 năm 2017.[43][44][cần nguồn tốt hơn]
Xem thêm
- Chủ đề liên quan
- Lịch sử
- Chủ đề tương tự khác
Ghi chú
- ^ Bryant (2001), tr. 178: "chữ viết sông Ấn guyên thủy trên mảnh gốm từ giai đoạn Ravi sớm nhất là vào năm 3500 T.C.N."
- ^ 1540 từ Mohenjodaro, 985 từ Harappa, 66 từ Chanhudaro
- ^ 165 từ Lothal, 99 từ Kalibangan, 7 từ Banawali, 6 từ Ur tại Iraq, 5 từ Surkotada, 4 từ Chandigarh
- ^ Con "kỳ lân" thường được miêu tả rất có thể là một con bò vẽ nghiêng để che khuất sừng này đằng sau sừng kia.[28]
- ^ 'Ký tự 4' là một ký tự ghép giữa 'ký tự 1', mô tả một người cầm hai đồ nặng, và 'ký tự 311', ký tự "bình". Quy ước đánh số cho chữ sông Ấn của Asko Parpola.[32] For an alternative numbering scheme, refer to Mahadevan (1977).
Tham khảo
- ^ a b c d Kenoyer (2006), tr. 10–11.
- ^ a b Bryant (2001), tr. 178.
- ^ a b Locklear, Mallory (25 tháng 1 năm 2017). “Science: Machine learning could finally crack the 4,000-year-old Indus script”. The Verge. Manhattan, New York, NY: Vox Media. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2017.
After a century of failing to crack an ancient script, linguists turn to machines.
- ^ Possehl (1996).
- ^ a b Robinson (2015).
- ^ Wright (2009), tr. 7.
- ^ Cunningham (1875), tr. 105–108.
- ^ a b Fairservis (1992), tr. 5.
- ^ Ghosh (1990).
- ^ Hunter (1934).
- ^ Newberry (1980), tr. 10–20.
- ^ Ghosh (1990), tr. 361–364.
- ^ Allchin & Erdosy (1995), tr. 336.
- ^ Goody (1987), tr. 301–302, note 4.
- ^ Salomon (1995).
- ^ Mahadevan (2004).
- ^ Ray (2006), tr. 121–122.
- ^ Rahman, Tariq. “Peoples and languages in pre-Islamic Indus valley”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008.
most scholars have taken the 'Dravidian hypothesis' seriously
- ^ “The Indus Script | Harappa”. www.harappa.com. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
- ^ Mahadevan (1977), tr. 5–7.
- ^ a b Possehl (2002), tr. 127.
- ^ Fairservis (1983).
- ^ Mukhopadhyay (2018a), tr. 5–6.
- ^ Meadow & Kenoyer (2001), tr. 224.
- ^ Meadow & Kenoyer (2010), tr. xlviii.
- ^ Mahadevan (1977), tr. 6–7.
- ^ Singh (2008), tr. 169.
- ^ Bonta (2010), tr. 6.
- ^ Sankaranarayanan (2007), tr. 15.
- ^ Singh (2008).
- ^ Sali (1986), tr. 504–505.
- ^ “Corpus by Asko Parpola”. Mohenjodaro (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2020.
- ^ Mahadevan (1977), tr. 14–15.
- ^ a b Fairservis (1992), tr. 9–10.
- ^ Bonta (2010), tr. 10–11.
- ^ Mukhopadhyay (2019), tr. 2.
- ^ Wells (2015), tr. 66–76.
- ^ Everson (1999).
- ^ “SEI List of Scripts Not Yet Encoded”. linguistics.berkeley.edu/sei/.
- ^ “Proposed New Scripts”. unicode.org.
- ^ “A Free Complete Indus Font Package Available”. www.harappa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2017.
- ^ Parpola (1994).
- ^ “Corpus by Asko Parpola”. Mohenjodaro. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2020.
- ^ Nadeem, Faryal (27 tháng 2 năm 2017). “All Signs of Indus Script Has Been Converted Into Font”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2019.
Works cited
- Allchin, F. Raymond; Erdosy, George (1995). The Archaeology of Early Historic South Asia: The Emergence of Cities and States. Cambridge University Press. ISBN 0521375479.
- Bonta, Steven C. (2010). The Indus Valley script: a new interpretation. Altoona: Pennsylvania State University.
- Bryant, Edwin Francis (2001). The Quest for the Origins of Vedic Culture: The Indo-Aryan Migration Debate. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-513777-4.
- Cunningham, Alexander (1875). Archaeological Survey of India, Report for the Year 1872–1873, Vol. 5. Calcutta: The Superintendent Of Government.
- Cunningham, Alexander (1877). Inscriptions of Asoka. Corpus Inscriptionum Indicarum. Calcutta: Office of the Superintendent of Government Printing.
- Everson, Michael (29 tháng 1 năm 1999), Proposal for encoding the Indus script in Plane 1 of the UCS (PDF), Danish UNIX User Group
- Farmer, Steve; Sproat, Richard; Witzel, Michael (2004). “The Collapse of the Indus-Script Thesis: The Myth of a Literate Harappan Civilization” (PDF). Electronic Journal of Vedic Studies (EJVS). 11 (2).
- Fairservis, Walter Ashlin (1971). The Roots Of Ancient India: The Archaeology of Early Indian Civilisation. London: George Allen and Unwin.
- Fairservis, Walter Ashlin (1983). “The Script of the Indus Valley Civilization”. Scientific American. 248 (3): 58–67. Bibcode:1983SciAm.248c..58F. doi:10.1038/scientificamerican0383-58. ISSN 0036-8733. JSTOR 24968852.
- Fairservis, Walter Ashlin (1992). The Harappan Civilization and Its Writing: A Model for the Decipherment of the Indus Script. BRILL. ISBN 978-8120404915.
- Ghosh, Amalananda biên tập (1990). “20.4 Scripts”. An Encyclopaedia of Indian Archaeology.
- Goody, Jack (1987). The Interface Between the Written and the Oral. Cambridge University Press. ISBN 0521332680.
- Heras, Henry (1953). Studies in Proto-Indo-Mediterranean Culture. Bombay: Indian Historical Research Institute.
- Hunter, G. R. (1932). “Mohenjo-daro—Indus Epigraphy”. Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain & Ireland. 64 (2): 466–503. doi:10.1017/S0035869X00112444. ISSN 0035-869X. S2CID 163294522.
- Hunter, G. R. (1934). The Script of Harappa and Mohenjodaro and Its Connection with Other Scripts. Studies in the history of culture. London: Oxford University.
- Kenoyer, J M (2006). “The Origin, Context and Function of the Indus Script: Recent Insights from Harappa.” (PDF). Proceedings of the Pre-symposium and the 7th ESCA Harvard-Kyoto Roundtable. Kyoto, Japan: RIHN. tr. 9–27. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
- Knorozov, Yuri V. (1965), Предварительное сообщение об исследовании протоиндийских текстов [Preliminary Report on the Study of Proto-Indian Texts] (bằng tiếng Nga), Moscow: Institut Etnografii, Akademiya Nauk SSSR
- Kuiper, Franciscus Bernardus Jacobus (1991). Aryans in the Rigveda. Amsterdam: Rodopi. ISBN 90-5183-307-5. OCLC 26608387.
- Lal, Braj Basi (1960). “From the Megalithic to the Harappan: Tracing Back the Graffiti on the Pottery”. Ancient India. 16: 4–24.
- Lawler, Andrew (2004). “The Indus script: Write or wrong?”. Science. 306 (5704): 2026–2029. doi:10.1126/science.306.5704.2026. PMID 15604381. S2CID 152563280.
- Mahadevan, Iravatham (1977). The Indus Script: Text, Concordance And Tables. New Delhi: Archaeological Survey of India.
- Mahadevan, Iravatham (2001a). “The Indus-like symbols on megalithic pottery: New evidence”. Studia Orientalia Electronica. 94: 379–386.
- Mahadevan, Iravatham (2004), Megalithic pottery inscription and a Harappa tablet:A case of extraordinary resemblance (PDF), Harappa, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2012
- Mahadevan, Iravatham (2006). “A Note on the Muruku Sign of the Indus Script in light of the Mayiladuthurai Stone Axe Discovery”.
- Mahadevan, Iravatham (2008). “How did the 'great god' get a 'blue neck'? a bilingual clue to the Indus Script” (PDF). Journal of Tamil Studies. 74. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2022.
- Mahadevan, Iravatham (2014). “Dravidian Proof of the Indus Script via The Rig Veda: A Case Study” (PDF). Bulletin of the Indus Research Centre (4).
- Marshall, John (1931). Mohenjo-Daro and the Indus Civilization: Being an Official Account of Archaeological Excavations at Mohenjo-Daro Carried Out by the Government of India Between the Years 1922 and 1927. Asian Educational Services. ISBN 978-81-206-1179-5.
- Meadow, Richard H.; Kenoyer, Jonathan Mark (2 tháng 7 năm 2001). “Excavations at Harappa 2000–2001: New insights on Chronology and City Organization” (PDF). Trong Jarrige, C.; Lefèvre, V. (biên tập). South Asian Archaeology 2001: Proceedings of the sixteenth international conference of the Association of South Asian Archaeologists. Paris: Collège de France. ISBN 978-2-8653830-1-6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2022.
- Meadow, Richard H.; Kenoyer, Jonathan Mark (2010). “Inscribed Objects from Harappa Excavations 1986–2007” (PDF). Trong Parpola, Asko; Pande, B. M.; Koskikallio, Petteri (biên tập). Corpus of Indus Seals and Inscriptions. 3, New material, untraced objects, and collections outside India and Pakistan, Part 1: Mohenjo-daro and Harappa. Suomalainen Tiedeakatemia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2011.
- Mitchiner, John E. (1978). Studies in the Indus Valley Inscriptions. New Delhi: Oxford & IBH.
- Mukhopadhyay, Bahata Ansumali (2018a). “Interrogating Indus Inscriptions Through Their Context, Structure and Compositional Semantics, to Understand Their Inner Logic of Message Conveyance”. SSRN Electronic Journal. doi:10.2139/ssrn.3184583.
- Mukhopadhyay, Bahata Ansumali (2019). “Interrogating Indus inscriptions to unravel their mechanisms of meaning conveyance”. Palgrave Communications. 5 (1): 1–37. doi:10.1057/s41599-019-0274-1. ISSN 2055-1045.
- Newberry, John (1980). Indus script monographs, volumes 1-7.
- Paranavitana, Senarat; Prematilleka, Leelananda; Van Lohuizen-De Leeuw, Johanna Engelberta (1978). Studies in South Asian Culture: Senarat Paranavitana Commemoration Volume. Brill. ISBN 90-04-05455-3.
- Parpola, Asko (1986). “The Indus script: A challenging puzzle”. World Archaeology. 17 (3): 399–419. doi:10.1080/00438243.1986.9979979.
- Parpola, Asko (1994). Deciphering the Indus script. Cambridge, New York: Cambridge University Press. ISBN 9780521430791.
- Parpola, Asko (2005). Study of the Indus Script (PDF). 50th ICES Tokyo Session.
- Parpola, Asko (2008). “Is the Indus script indeed not a writing system?” (PDF). Airāvati, Felicitation volume in honour of Iravatham Mahadevan. Chennai: Varalaaru. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009.
- Possehl, Gregory L. (1996). Indus Age: The Writing System. University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0-8122-3345-2.
- Possehl, Gregory L. (2002). The Indus Civilization: A Contemporary Perspective. Rowman Altamira. ISBN 978-0-7591-1642-9.
- Ray, Himanshu Prabha (2006). “Inscribed pots, emerging identities”. Trong Patrick Olivelle (biên tập). Between the Empires: Society in India 300 BCE to 400 CE. Oxford University Press. tr. 113–139.
- Rao, Shikaripur Ranganath (1973). Lothal and the Indus Civilisation. Bombay: Asia Publishing House.
- Rao, Rajesh P. N.; Yadav, Nisha; Vahia, Mayank N.; Joglekar, Hrishikesh; Adhikari, R.; Mahadevan, Iravatham (2009). “Entropic Evidence for Linguistic Structure in the Indus Script” (PDF). Science. 324 (5931): 1165. Bibcode:2009Sci...324.1165R. doi:10.1126/science.1170391. PMID 19389998. S2CID 15565405. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- Rao, Rajesh P. N.; Yadav, Nisha; Vahia, Mayank N.; Joglekar, Hrishikesh; Adhikari, Ronojoy; Mahadevan, Iravatham (2010). “Entropy, the Indus Script, and Language:A Reply to R. Sproat”. Computational Linguistics. 36 (4): 795–805. doi:10.1162/coli_c_00030. S2CID 423521.
- Rao, Rajesh P. N. (2010). “Probabilistic Analysis of an Ancient Undeciphered Script” (PDF). IEEE Computer. 43 (4): 76–80. doi:10.1109/mc.2010.112. S2CID 15353538. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2012.
- Rao, Rajesh. "A Rosetta Stone for a lost language" (2011).
- Rao, Rajesh P. N.; Yadav, Nisha; Vahia, Mayank N.; Jonathan, Philip; Ziman, Pauline (2015). “On statistical measures and ancient writing systems”. Language. 91 (4): e198–e205. doi:10.1353/lan.2015.0055. S2CID 146385983.
- Robinson, Andrew (2002). Lost Languages: The Enigma of the World's Undeciphered Scripts. New York: McGraw-Hill. ISBN 0-07-135743-2. OCLC 48032556.
- Robinson, Andrew (2015). “Ancient civilization: Cracking the Indus script”. Nature News. 526 (7574): 499–501. Bibcode:2015Natur.526..499R. doi:10.1038/526499a. PMID 26490603.
- Sali, S. A. (1986). Daimabad: 1976–79. Archaeological Survey of India – qua indianculture.gov.in.
- Salomon, Richard (1995). “Review: On the Origin of the Early Indian Scripts”. Journal of the American Oriental Society. 115 (2): 271–279. doi:10.2307/604670. JSTOR 604670.
- Sankaranarayanan, Vijayam biên tập (2007). Themes in History, Part-I. National Council of Educational Research and Training (NCERT). ISBN 978-81-7450-651-1.
- Shinde, Vasant; Willis, Rick J. (2014). “A New Type of Inscribed Copper Plate from Indus Valley (Harappan) Civilisation”. Ancient Asia. 5. doi:10.5334/aa.12317.
- Singh, Upinder (2008). A History of Ancient and Early Medieval India From the Stone Age to the 12th Century.
- Special Correspondent (14 tháng 11 năm 2014). “Indus script early form of Dravidian”. The Hindu. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2018.
- Sen, Sailendra Nath (1999). Ancient Indian History and Civilization. Routledge. ISBN 9788122411980.
- Sproat, Richard (tháng 6 năm 2014). “A Statistical Comparison of Written Language and Nonlinguistic Symbol Systems” (PDF). Language. 90 (2): 457–481. doi:10.1353/lan.2014.0031. S2CID 146376955.
- Sproat, Richard (2015). “On misunderstandings and misrepresentations: A reply to Rao et al”. Language. 91 (4): e206–e208. doi:10.1353/lan.2015.0058. S2CID 146513140.
- Sreedharan, E. (2007). A Manual of Historical Research Methodology. South Indian Studies. ISBN 9788190592802.
- Stiebing, William H. Jr.; Helft, Susan N. (2018). Ancient Near Eastern History and Culture (ấn bản thứ 3). Routledge. ISBN 978-1-134-88083-6.
- Wells, B. K. (2015). The Archaeology and Epigraphy of Indus Writing. Oxford, UK: Archaeopress. ISBN 9781784910464.
- Witzel, M. (1999). “Substrate Languages in Old Indo-Aryan (Ṛgvedic, Middle, and Late Vedic)”. Electronic Journal of Vedic Studies. 5 (1): 1–67. doi:10.11588/ejvs.1999.1.828. ISSN 1084-7561.
- Wright, Rita P. (2009). The Ancient Indus: Urbanism, Economy, and Society. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-57219-4. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2013.
- Zvelebil, Kamil (1990). Dravidian Linguistics: an introduction. Pondicherry: Pondicherry Institute of Linguistics and Culture. ISBN 81-85452-01-6. OCLC 24332848.
Đọc thêm
- Lal, Braj Basi (1979). “On the Most Frequently Used Symbol in the Indus Script”. East and West. 29 (1/4): 27–35. ISSN 0012-8376. JSTOR 29756504.
- Mahadevan, Iravatham (1999). “Murukan In the Indus Script”. Varalaaru. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2006.
- Mahadevan, Iravatham (2001b). “Aryan or Dravidian or Neither? A Study of Recent Attempts to Decipher the Indus Script (1995–2000)”. Proceedings of the Indian History Congress. 62: 1–23. JSTOR 44155743. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2007.
- Mahadevan, Iravatham (4 tháng 2 năm 2007). “Towards a Scientific Study of the Indus Script”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2014. Adapted from an address given at the inaugural function of the Indus Research Centre at the Roja Muthiah Research Library, Chennai, on 25 January 2007.
- Mukhopadhyay, Bahata Ansumali (2018b). “Ancient Tax Tokens, Trade Licenses and Metrological Records?: Making Sense of Indus Inscribed Objects Through Script-Internal, Contextual, Linguistic, and Ethnohistorical Lenses”. SSRN Electronic Journal. doi:10.2139/ssrn.3189473. S2CID 235275002.
- Mukhopadhyay, Bahata Ansumali (2021). “Metal-smithy, Bead-making, Jeweler's weight, Trade-permit, Tax-stamp: Indus Script's Semasiography Partly Decoded”. SSRN Electronic Journal. doi:10.2139/ssrn.3778943. S2CID 233754033.
- Parpola, Asko; Joshi, Jagat Pati (1987). Corpus of Indus seals and inscriptions. 1, Collections in India. Helsinki: Suomalainen Tiedeakatemia.
- Parpola, Asko; Shah, Sayid Ghulam Mustafa (1991). Corpus of Indus seals and inscriptions. 2, Collections in Pakistan. Helsinki: Suomalainen Tiedeakatemia.
- Parpola, Asko; Pande, Brij Mohan; Koskikallio, Petteri (2010). Corpus of Indus seals and inscriptions. 3, New material, untraced objects, and collections outside India and Pakistan, Part 1: Mohenjo-daro and Harappa. Helsinki: Suomalainen Tiedeakatemia.
- Vidale, Massimo (2007). “The collapse melts down: a reply to Farmer, Sproat and Witzel”. Philosophy East and West. 57 (1–4): 333–366. JSTOR 29757733.
- Wells, Bryan (1998). An Introduction to Indus Writing (Luận văn). Calgary, Alberta: University of Calgary.
Liên kết ngoài
- Hệ thống chữ viết Thời đồ đồng
- Văn hóa lưu vực sông Ấn
- Lịch sử ngôn ngữ học Ấn Độ
- Lịch sử ngôn ngữ học Pakistan
- Hệ chữ viết lỗi thời
- Tiền chữ viết
- Phát minh của nền văn minh lưu vực sông Ấn
- Phát minh của Ấn Độ
- Hệ chữ viết từ phải sang trái
- Hệ chữ viết chưa được giải mã
- Hệ chữ viết châu Á
- Hệ thống chữ viết không có ranh giới từ