Bước tới nội dung

Parasaurolophus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Parasaurolophus
Thời điểm hóa thạch: Cuối kỷ Phấn Trắng, 76.5–73 triệu năm trước đây
Parasaurolophus cyrtocristatusBảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Dinosauria
Bộ (ordo)Ornithischia
Nhánh Ornithopoda
Họ (familia)Hadrosauridae
Phân họ (subfamilia)Lambeosaurinae
Chi (genus)Parasaurolophus
Parks, 1922
Loài điển hình
Parasaurolophus walkeri
Parks, 1922
Các loài

P. walkeri Parks, 1922
P. tubicen Wiman, 1931
P. cyrtocristatus Ostrom, 1961

xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa[1]
"Paralophosaurus" Martin, 2014 (lapsus calami)

Parasaurolophus (/ˌpærəsɔːˈrɒləfəs/ PARR-ə-saw-ROL-ə-fəs hay /ˌpærəˌsɔːrəˈlfəs/ PARR-ə- SAWR-ə-LOH-fəs; có nghĩa là "thằn lằn mào gần", xuất phát từ Saurolophus, có tên nghĩa là "thằn lằn mào") là một chi khủng long ornithopoda sống vào thời kỳ cuối kỷ Phấn trắng tại nơi hiện nay là Bắc Mỹ, khoảng 76,5-73 triệu năm trước đây.[2] Đây là một động vật ăn cỏ đi cả hai chân và bốn chân. Hóa thạch của nó được phát hiện tại Alberta (Canada), New MexicoUtah (Mỹ). Nó được William Parks mô tả lần đầu tiên vào năm 1922 từ một xương sọ và một phần bộ xương tìm thấy ở Alberta.

Kích thước của P. walkeri (dài 10 mét) so với một người (cao 1,8 mét)

Không giống như một số chi Hadrosauridae khác, có tương đối ít mẫu vật Parasaurolophus được tìm thấy và đều không đầy đủ. Mẫu gốc Parasaurolophus walkeri có chiều dài được ước tính là 9,5 m (31 ft), hộp sọ của nó dài khoảng 1,6 m (5 ft 3 in), bao gồm cả mào, trong khi các hộp sọ của mẫu gốc P. tubicen thì dài hơn 2 m (6 ft 7 in), cho thấy nó lớn hơn.[3] Trọng lượng của một cá thể sống ước tính là khoảng 2,5 tấn (2,8 tấn thiếu). Chi trước duy nhất được phát hiện cho thấy rõ rằng nó tương đối ngắn so với các chi Hadrosauridae khác. Ngoài ra, nó còn có một bả vai ngắn nhưng rộng. Chiều dài đo được của xương đùi của mẫu vật P. walkeri là 103 cm (41 in), lớn hơn khi so với các loài hadrosauridae khác.[4] Phần xương cánh tay trên cùng với xương chậu cũng có cấu trúc rất chắc chắn.[5]

Giống như các chi hadrosauridae khác, nó có thể đi bằng hai chân cũng như bốn chân. Nó có thể đã dùng cả bốn chân khi tìm kiếm thức ăn và chỉ dùng hai chân sau khi chạy.[6]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh mô phỏng lại

Parasaurolophus là một chi thuộc phân họ Lambeosaurinae trong họ Hadrosauridae mặc dù ban đầu nó được cho là họ hàng gần của Saurolophus vì phần mào tương tự.[7] Họ hàng gần nhất của chi Parasaurolophus có lẽ là Charonosaurus, được phát hiện ở vùng Amur ở đông bắc Trung Quốc. Charonosaurus có hộp sọ giống như của Parasaurolophus, tuy vậy phần sừng nhô lên phía trên lại không được phát hiện đầy đủ. Quan hệ họ hàng giữa hai chi được xác định qua nhiều đặc điểm chung ở xương sọ và xương đùi. Ví dụ điển hình cho điểm khác biệt với CharonosaurusParasaurolophus có một cái mào nằm mặt phẵng đứng dọc ở trên xương đỉnh (Os parietale).[8][9] Cả CharonosaurusParasaurolophus có thể tạo thành nhánh Parasaurolophini trong phân họ Lambeosaurinae, đối ngược với nhánh chị em Lambeosaurini vốn bao gồm tất cả các chi Lambeosaurinae khác.[10][11][12]

Phát sinh chủng loài bên dưới được dựa vào bản miêu tả lại của Lambeosaurus magnicristatus (Evans và Reisz, 2007):[13]

Hadrosauridae

Hadrosaurinae

Lambeosaurinae

Aralosaurus

unnamed

Tsintaosaurus

unnamed

Jaxartosaurus

unnamed

Amurosaurus

unnamed
unnamed

Charonosaurus

unnamed

Parasaurolophus cyrtocristatus

unnamed

P. tubicen

P. walkeri

unnamed

Nipponosaurus

unnamed
unnamed

Lambeosaurus lambei

L. magnicristatus

unnamed

Corythosaurus

Olorotitan

unnamed

Hypacrosaurus altispinus

H. stebingeri

Phát hiện và đặt tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Parasaurolophus có nghĩa là "gần thằn lằn mào", dựa trên từ para/παρα "bên cạnh" hoặc "gần", saurus/σαυρος "thằn lằn" và lophos/λοφος "mào" trong tiếng Hy Lạp.[14]được mô tả dựa trên ROM 768, mẫu vật này gồm một hộp sọ, một phần xương đuôi và hai chân sau bên dưới đầu gối, được tìm thấy trong một buổi liên hoan ngoài trời của Đại học Toronto vào năm 1920 gần Sand Creek dọc theo sông Red Deer ở Alberta, Canada.[15] Trong những tảng đá đang được biết đến thuộc Thành hệ Công viên Khủng Long thuộc tầng Champagne của Creta muộn. William Parks đã đặt tên mẫu vật đó là P. walkeri để vinh danh Sir Edmund Byron Walker, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bảo tàng Hoàng gia Ontario.[15] Tàn tích của Parasaurolophus rất hiếm ở Alberta, chỉ với một hộp sọ khác được tìm thấy (chưa chắc chắn) trong Thành hệ Công viên khủng long[13] và ba mẫu vật khác nhưng lại đều thiếu hộp sọ, tất cả có thể cũng thuộc chi này.[16] Trong một số danh sách động vật, có đề cập đến một số hóa thạch, có thể là của P. walkeri, được phát hiện ở Thành hệ Hell Creek ở Montana, trong một tảng đá có niên đại từ tầng Maastricht muộn.[6] Điều này không được Sullivan và Williamson đề cập đền trong bản mô tả lại về chi này vào năm 1999[17] và cũng không được đề cập chi tiết hơn ở các bản khác.

Năm 1921, Charles H. Sternberg đã khai quật được một phần hộp sọ (PMU.R1250) từ Thành hệ Kirtland tại quận San Juan, New Mexico. Mẫu vật này đã được Sternberg gửi đến Uppsala, Thụy Đi���n, nơi Carl Wiman mô tả nó như là một loài thứ hai, P. tubicen, vào năm 1931. Tên loài ("tubicen") thể được dựa trên từ tǔbǐcěn, có nghĩa là "kèn trompet" trong tiếng Latinh. Một mẫu vật thứ hai, một hộp sọ gần như hoàn chỉnh của P. tubicen (NMMNH P-25.100) đã được tìm thấy ở New Mexico vào năm 1995. Sử dụng bản chụp cắt lớp vi tính của hộp sọ này, Robert Sullivan và Thomas Williamson đã đưa ra cho chi này một bản nghiên cứu chuyên khảo năm 1999, bao gồm các khía cạnh về giải phẫu cũng như về phân loại của nó và các chức năng của cái mào trên đầu của nó.[17] Sau đó, Williamson đã công bố một đánh giá riêng của minh cho hóa thạch này, phản bác kết luận phân loại.[18]

John Ostrom đã mô tả một mẫu vật có tình trạng tốt (FMNH P27393) từ New Mexico và gọi nó là P. cyrtocristatus. Nó bao gồm một hộp sọ một phần với một cái mào ngắn và tròn, một bộ xương postcranial trừ bàn chân, cổ vài bộ phận của đuôi. Tên cụ thể của nó bắt nguồn từ từ curtus "rút ngắn" và cristatus "mào" trong tiếng La Tinh.[19] Các mẫu vật được tìm thấy trên đỉnh của Thành hệ Fruitland hay nhiều khả năng là từ Thành hệ Kirtland nằm phía trên.[17] Phạm vi của các loài này đã được mở rộng vào năm 1979, khi David B. WeishampelJames A. Jensen mô tả một phần hộp sọ với một mào tương tự (BYU 2467) có niên đại từ tầng Champagne từ Thành hệ KaiparowitHạt Garfield, Utah.[20] Kể từ sau đó, hộp sọ khác đã được tìm thấy ở Utah với mào ngắn/tròn mang hình thái của mào của P. cyrtocristatus.[17]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Parasaurolophus được biết đến thông qua ba loài được xác định là P. walkeri, P. tubicenP. cyrtocristatus.[21] Tất cả đều có thể phân biệt được với nhau và chúng có nhiều khác biệt.[22][23] Loài đầu tiên được đặt tên là Parasaurolophus walkeri. Mẫu vật duy nhất được phát hiện từ Thành hệ Công viên Khủng long thuộc về nó.[24] Giống như đã nêu ở trên, nó có nhiều điểm khác với hai loài khác, chẳng hạn như là cái sừng của nó mang hình ống, khác với Parasaurolophus tubicen, thẳng về phía sau chứ không uốn cong xuống dưới như Parasaurolophus cyrtocristatus'. Một điểm khác của P. walkeri đối với tất cả các chi Lambeosaurinae[17] khác ngoại trừ P. cyrtocristatus là xương cánh tay của nó dài hơn xương cẳng tay.[22]

Loài được đặt tên tiếp theo là Parasaurolophus tubicen và là loài lớn nhất trong chi Parasaurolophus.[17] Qua ba mẫu vật được biết đến đều đến từ New Mexico,[24] có thể nhận ra sự khác biệt của nó đối với các loài khác trong chi.[22] Nó sở hữu một cái sừng dài và thẳng, với cấu tạp phức tạp hơn rất nhiều so với các loài khác.[17] Tất cả các mẫu vật được biết đến của P. tubicen đều đến từ khu vực De-Na-Zin nằm trong thành hệ Kirtland.[25]

Loài thứ ba, P. cyrtocristatus được đặt tên bởi John Ostrom vào năm 1961. Ba mẫu vật của nó đã được tìm thấy từ thành hệ Fruitland và Kaiparowits từ Utah và New Mexico. Mẫu thứ vật hai, mẫu đầu tiên phát hiện từ thành hệ Kaiparowits, vốn không được gán cho một đơn vị phân loại cụ thể vào lúc ban đầu. Trong số các loài thuộc chi Parasaurolophus thì P. cyrtocristatus là nhỏ nhất và có sừng cong nhất. Do sở hữu hai tính năng đặc biệt trên, nó thường được suy đoán là một con P. walkeri hay P. tubicen cái (vì chúng đều là đực) mặc dù P. walkeri sống sau đó ước tính cả triệu năm. Theo ghi nhận của Thomas Williamson, một con P. cyrtocristatus có kích thước bằng khoảng 72% kích thước của P. tubicen, gần với kích thước mà các Lambeosaurinae khác bắt đầu hiện rõ giới tính dứt khoát của nó (~70% kích thước cá thể trưởng thành).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Martin 2014.
  2. ^ Evans, D.C., Bavington, R. and Campione, N.E. (2009). "An unusual hadrosaurid braincase from the Dinosaur Park Formation and the biostratigraphy of Parasaurolophus (Ornithischia: Lambeosaurinae) from southern Alberta. Lưu trữ 2020-04-08 tại Wayback Machine" Canadian Journal of Earth Sciences, 46(11): 791–800. doi:10.1139/E09-050
  3. ^ Richard Swann Lull & and Wright, Nelda E. (1942). Hadrosaurian Dinosaurs of North America. Geological Society of America Special Paper 40. Geological Society of America. tr. 229.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Lull & Wright 1942.
  5. ^ Brett-Surman & Wagner 2006.
  6. ^ a b Weishampel et al. 2004.
  7. ^ Charles W. Gilmore: On the genus Stephanosaurus, with a description of the type specimen of Lambeosaurus lambei, Parks. In: Canada, Department of Mines, Geological Survey. Bulletin. Tập 38, số 43, 1924, ZDB-ID 429582-1, tr. 29–48.
  8. ^ Pascal Godefroit, Shuqin Zan, Liyong Jin: Charonosaurus jiayinensis n.g., n.sp.,a lambeosaurine dinosaur from the Late Maastrichtian of northeastern China. In: Comptes Rendus de l'Académie des Sciences. Série 2, Fascicule A: Sciences de la Terre et des Planètes. Bd. 330, Nr. 12, 2000, ISSN 0764-4450, tr. 875–882, doi:10.1016/S1251-8050(00)00214-7.
  9. ^ David C. Evans, Robert R. Reisz, Kevin Dupuis: A juvenile Parasaurolophus (Ornithischia: Hadrosauridae) Braincase from Dinosaur Provincial Park, Alberta, with comments on crest ontogeny in the genus. In: Journal of Vertebrate Paleontology. Bd. 27, Nr. 3, 2007, ISSN 0272-4634, tr. 642–650, doi:10.1671/0272-4634(2007)27[642:AJPOHB]2.0.CO;2.
  10. ^ David B. Weishampel, Jack R. Horner: Hadrosauridae. In: David B. Weishampel, Peter Dodson, Halszka Osmólska (Hrsg.): The Dinosauria. University of California Press, Berkely CA u. a. 1990, ISBN 0-520-06726-6, S. 534–561.
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên HWF04
  12. ^ David C. Evans, Robert R. Reisz: Anatomy and Relationships of Lambeosaurus magnicristatus, a crested hadrosaurid dinosaur (Ornithischia) from the Dinosaur Park Formation, Alberta. In: Journal of Vertebrate Paleontology. Bd. 27, Nr. 2, 2007, S. 373–393, doi:10.1671/0272-4634(2007)27[373:AAROLM]2.0.CO;2.
  13. ^ a b Evans & Reisz 2007.
  14. ^ Liddell & Scott 1980.
  15. ^ a b Parks 1922.
  16. ^ Currie & Koppelhus 2005.
  17. ^ a b c d e f g Sullivan & Williamson 1999.
  18. ^ Williamson 2000.
  19. ^ Simpson 1979.
  20. ^ Weishampel & Jensen 1979.
  21. ^ Evans et al. 2009.
  22. ^ a b c Hone et al. 2011.
  23. ^ Benson et al. 2012.
  24. ^ a b Horner et al. 2004.
  25. ^ Sullivan et al. 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]