Bước tới nội dung

Duke Ellington

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Duke Ellington
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhEdward Kennedy Ellington
Sinh(1899-04-29)29 tháng 4, 1899
Washington, D.C., Mỹ
Mất24 tháng 5, 1974(1974-05-24) (75 tuổi)
New York, Mỹ
Thể loạiJazz, swing, big band
Nghề nghiệpNhạc sĩ, nhạc công
Nhạc cụPiano
Năm hoạt động1914–1974
Websitewww.dukeellington.com

Edward Kennedy "Duke" Ellington (sinh ngày 29 tháng 4 năm 1899, mất ngày 24 tháng 5 năm 1974)[1] là nhạc sĩ và nhạc công người Mỹ. Suốt sự nghiệp kéo dài hơn 50 năm, ông là người dẫn dắt ban nhạc của mình đi trình diễn từ năm 1923 cho tới tận khi ông qua đời. Ngoài việc được nhắc tới nhiều là một trong những tượng đài của lịch sử nhạc jazz, Ellington đã tự biến mình trở thành "người đặc biệt" giống như "người tiên phong" và định nghĩa qua âm nhạc của mình một chất "Mỹ" hơn là chỉ đánh giá về sự nghiệp "jazz" của ông[2].

Sinh ra tại Washington, D.C., ông sau đó định cư tại New York vào giữa thập niên 20, bắt đầu được quan tâm sau khi trở thành thủ lĩnh dàn nhạc ở hộp đêm mang tên Cotton Club. Tới những năm 30, họ đã đi lưu diễn vòng quanh châu Âu. Một số thành viên từ ban nhạc của Ellington như Johnny Hodges vẫn được coi, cho tới tận ngày nay, là một trong những nghệ sĩ nhạc jazz kiệt xuất nhất, nhưng điều quan trọng hơn chính Ellington là người đã gộp họ lại thành ban nhạc jazz vĩ đại nhất lịch sử. Nhiều thành viên của nhóm vẫn còn hoạt động sau nhiều thập kỷ. Là một người thành thạo về kỹ thuật thu âm trên đĩa than 78 rpm, Ellington thường sáng tác những giai điệu riêng biệt cho từng nghệ sĩ, chẳng hạn "Jeep's Blues" cho Hodges, "Concerto for Cootie" cho Cottie Williams sau này phần lời được phổ nhạc thành ca khúc "Do Nothing Till You Hear from Me" của Bob Russell.

Thường xuyên cộng tác với số lượng lớn nghệ sĩ, số lượng sáng tác của Ellington lên tới hàng ngàn, hầu hết thuộc về nhạc jazz, trong đó nhiều tác phẩm đã được coi là nguyên mẫu của thể loại này. Ông cũng thu âm cả những sáng tác bởi những thành viên trong nhóm mình, như "Caravan" và "Perdido" của Juan Tizol, đưa Spanish tinge[gc 1] thành nền tảng của mọi nhóm nhạc big band jazz.

Kể từ năm 1941, Ellington bắt đầu cộng tác với nhạc sĩ Billy Strayhorn mà ông sau này gọi là "người bạn sáng tác và hòa âm"[7]. Cùng Strayhorn, ông đã viết nên những tác phẩm lớn cùng vô số những giai điệu ngắn. Trong Festival nhạc jazz Newport ở đảo Rhode tháng 7 năm 1956, ông được tôn vinh vì sự nghiệp của mình và quyết định cùng ban nhạc thực hiện tour diễn vòng quanh thế giới. Ellington chủ yếu thu âm với các hãng đĩa của Mỹ, ngoài ra còn tham gia đóng phim, viết nhạc phim và cả sáng tác nhạc kịch.

Với những đóng góp tân tiến cho việc sử dụng dàn nhạc, hay big band, khả năng diễn đạt và cả nhân cách đáng ngưỡng mộ, Ellington được coi là người đã đưa nhạc jazz trở thành một hình thức nghệ thuật, ngang hàng với nhiều thể loại âm nhạc truyền thống khác. Những tri ân dành cho ông tăng dần kể từ sau khi ông qua đời, và ông từng được trao giải Pulitzer danh giá vào năm 1999[8].

Gunther Schuller từng viết vào năm 1989: "Ellington sáng tác không ngừng nghỉ trong mỗi ngày của cuộc đời ông. Âm nhạc với ông như một người tình, nó là cuộc sống của ông và niềm đam mê của ông dành cho nó là không thể so sánh hay có thể bị mai một. Với nhạc jazz, ông là người vĩ đại trong số những người vĩ đại. Trong thế kỷ 20 này, ông sẽ có ngày được nhìn nhận như một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta."[9]

  1. ^ "Spanish tinge" là cụm từ nói về giai điệu của những người Latin gốc Phi theo nhịp chung 4/4, trở nên phổ biến sau này trong nhạc pop cũng như nhạc jazz. Khái niệm này được nghĩ ra bởi Jelly Roll Morton, với đoạn trích dẫn nổi tiếng được lưu trữ trong Thư viện Quốc hội Mỹ: "Chúng ta đang có những người Tây Ban Nha tại đây. Tôi đã cố chơi cho họ thứ nhịp đúng, song cá nhân tôi thấy họ không thể nào trở nên tốt hơn được về nhịp. Hãy thử nghe giai điệu bài "La Paloma" mà tôi thử chuyển thể sang kiểu New Orleans. Ban đầu bạn thấy nó vẫn giống nhau. Nhưng điều khác biệt lại là ở chỗ khác – chính là các nốt nhấn lệch, điều tạo nên sự đối lập như việc chuyển từ đỏ sang lam vậy. Một trong những sáng tác mới nhất của tôi, "New Orleans Blues", có thể giúp bạn nhận diện rõ ràng "Spanish tinge". Nếu bạn không thể nào hiểu cách đưa tính Tây Ban Nha vào trong các sáng tác của mình thì bạn không thể nào biết được cách tạo ra được thứ giai điệu đúng đắn của nhạc jazz." Theo Morton, anh nhận ra điều này khi nghe lưu trữ của Alan Lomax tại Thư viện Quốc hội Mỹ vào năm 1938[3]. Ở đây, tính Latin trong giai điệu được nhấn mạnh qua các "habanera" mà người ta có thể gọi là congo[4], tango-congo[5], hay tango[6].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Biography”. DukeEllington.com (Official site). 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ Tucker 1995, tr. 6 writes "He tried to avoid the word 'jazz' preferring 'Negro' or 'American' music. He claimed there were only two types of music, 'good' and 'bad'... And he embraced a phrase coined by his colleague Billy Strayhorn – 'beyond category' – as a liberating principle."
  3. ^ Morton, "Jelly Roll" (1938: Library of Congress Recording) The Complete Recordings By Alan Lomax.
  4. ^ Manuel, Peter (2009: 69). Creolizing Contradance in the Caribbean. Philadelphia: Temple University Press.
  5. ^ Acosta, Leonardo (2003: 5). Cubano Be Cubano Bop; One Hundred Years of Jazz in Cuba. Washington D.C.: Smithsonian Books.
  6. ^ Mauleón (1999: 4)
  7. ^ Hajdu, David (1996), Lush Life: A Biography of Billy Strayhorn, New York: Farrar, Straus & Giroux, ISBN 978-0-86547-512-0, p.170.
  8. ^ "The 1999 Pulitzer Prize Winners: Special Awards and Citations". The Pulitzer Prizes. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013. With reprint of short biography and list of works (selected).
  9. ^ Schuller, Gunther, The Swing Era, New York: Oxford University Press, 1989, ISBN 0-19-504312-X. p.157

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cohen, Harvey G. Duke Ellington's America. Chicago: University of Chicago Press, 2010. ISBN 978-0-226-11263-3
  • Collier, James Lincoln. Duke Ellington. New York & Oxford: Oxford University Press, 1987. ISBN 0-19-503770-7
  • Dailey, Raleigh. "Ellington as a Composer for the Piano", in Jazz Research Proceedings Yearbook, No. 31 (Jan.2001), pp. 151–156.
  • Dance, Stanley. The World Of Duke Ellington. New York: Simon & Schuster, 1970. ISBN 0-306-80136-1
  • Ellington, Duke. Music Is My Mistress. New York: Da Capo, 1976 ISBN 0-7043-3090-3
  • Ellington, Mercer. Duke Ellington in Person. Boston: Houghton Mifflin, 1978. ISBN 0-395-25711-5.
  • Hajdu, David, Lush Life: A Biography of Billy Strayhorn. New York: Farrar, Straus & Giroux, 1996. ISBN 978-0-86547-512-0.
  • Hasse, John Edward. Beyond Category: The Life and Genius of Duke Ellington. New York: Da Capo, 1995. ISBN 0-306-80614-2
  • Howland, John. "Ellington Uptown: Duke Ellington, James P. Johnson, and the Birth of Concert Jazz". Ann Arbor: University of Michigan Press, 2009. ISBN 978-0-472-03316-4.
  • Lawrence, A. H. Duke Ellington and His World: A Biography. New York: Routledge, 2001. ISBN 0-415-93012-X
  • Massagli, Luciano and Volonté, Giovanni. The New Desor: Duke Ellington's Story on Records Parts One and Two, 1999, Milan, Italy. Privately published two-part discography with no ISBN number. The most comprehensive Ellington discography for sessions and record issues.
  • Schuller, Gunther. Early Jazz: Its Roots and Musical Development. New York: Oxford University Press, 1986. ISBN 978-0-19-504043-2. Especially pp. 318–357.
  • Schuller, Gunther. The Swing Era: The Development Of Jazz, 1930–1945. New York: Oxford University Press, 2005. ISBN 978-0-19-507140-5. Esp. pp. 46–157.
  • Stratemann, Dr. Klaus. Duke Ellington: Day by Day and Film by Film. Copenhagen: JazzMedia, 1992. ISBN 87-88043-34-7 Covers all of Duke's travels and films from the 1929 short film Black and Tan onwards.
  • (tiếng Pháp) Gilles Tordjman, François Billiard, Duke Ellington, Le Seuil, Paris, 1994. ISBN 978-2-02-013700-3
  • Terkel, Studs (2002), Giants of Jazz (2nd ed.), New York: The New Press, ISBN 978-1-56584-769-9.
  • Timner, W.E. Ellingtonia: The Recorded Music of Duke Ellington and His Sidemen. 5th ed. Lanham, Md. & Toronto: Scarecrow Press, 2007. ISBN 0-8108-5889-4 Has a unique discography of Ellington's sidemen.
  • Tucker, Mark. Ellington, The Early Years, University of Illinois Press, 1991. ISBN 0-252-01425-1
  • Tucker, Mark. The Duke Ellington Reader. New York: Oxford University Press, 1993 ISBN 978-0-19-509391-9.
  • Ulanov, Barry. Duke Ellington, Creative Age Press, 1946.
  • Weisbard, Eric, ed.. This Is Pop: In Search of the Elusive at Experience Music Project. Cambridge: Harvard University Press, 2004. ISBN 0-674-01344-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Duke Ellington