Bước tới nội dung

Kondo Koji

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kondo Koji
Thông tin nghệ sĩ
Tên bản ngữ近藤 浩治
Sinh13 tháng 8, 1961 (63 tuổi)
Nagoya, Aichi, Nhật Bản
Thể loạiNhạc trò chơi điện tử
Nghề nghiệp
  • Nhà soạn nhạc
  • nghệ sĩ piano
  • nhà thiết kế âm thanh
  • chỉ đạo âm thanh
Nhạc cụPiano
Năm hoạt động1983–nay
Hợp tác với

Koji Kondo (Nhật: 近藤 浩治 Hepburn: Kondō Kōji?, sinh ngày 13 tháng 8 năm 1961) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano và giám đốc âm nhạc người Nhật làm việc cho công ty trò chơi điện tử Nintendo. Ông có nhiều đóng góp trong loạt trò chơi điện tử Super MarioThe Legend of Zelda. Năm 1984, Nintendo tuyển dụng Kondo và ông trở thành người đầu tiên được công ty thuê để chuyên sáng tác âm nhạc cho trò chơi điện tử. Ngay sau đó, Kondo được giao làm nhà thiết kế âm thanh cho Super Mario Bros. (1985), một trong những trò chơi ấn tượng nhất từng được tạo ra.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Kondo sinh ra ở Nagoya, Nhật Bản vào ngày 13 tháng 8 năm 1961.[1] Ông bắt đầu học đàn organ điện tử từ năm 5 tuổi. Ông dần cải thiện kỹ năng chơi các loại nhạc cụ sau khi gia nhập một ban nhạc chuyên cover nhạc jazzrock.[2] Kondo theo học tại Khoa Kế hoạch Nghệ thuật của Đại học Nghệ thuật Osaka,[3] nhưng chưa bao giờ được đào tạo bài bản hoặc chuyên sâu về âm nhạc.

Với tình yêu dành cho các trò chơi arcade như Space Invaders và loạt Donkey Kong thời kỳ đầu, ông nói trò chơi điện tử là nơi duy nhất mà ông có thể tìm thấy sự sáng tạo thanh âm mà ông luôn tìm kiếm. Ông có kinh nghiệm trong việc sáng tác và sắp xếp các bản nhạc, sử dụng đàn piano và máy tính bằng cách lập trình âm thanh trong BASIC.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Kondo tại Game Developers Conference năm 2007

Năm 1984, khi Kondo đang học năm cuối cấp, Nintendo đã gửi cho trường đại học của ông một tin nhắn tuyển dụng sáng tác âm nhạc và lập trình âm thanh. Ông đã nộp đơn xin việc thành công mà không yêu cầu bất kỳ băng demo.[2] Ông nhớ lại, "Tôi tìm đường đến Nintendo bằng cách nhìn vào bảng giới thiệu việc làm của trường. Bạn được cho là sẽ nộp đơn vào nhiều công ty khác nhau, nhưng tôi đã xem quảng cáo của Nintendo, và rất thích làm nhạc điện tử, yêu thích các trò chơi, và nghĩ - đó là nơi dành cho tôi. Tôi đã phỏng vấn chỉ với một công ty, Nintendo, và đó là nơi tôi thuộc về kể từ đó."[4] Kondo là người thứ ba được Nintendo thuê để tạo âm nhạc và hiệu ứng âm thanh cho các trò chơi, cùng với Tanaka Hirokazu và Kaneoka Yukio. Tuy nhiên, ông là người đầu tiên tại Nintendo thực sự chuyên về sáng tác âm nhạc.[5]

Buổi hòa nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Kondo đã tham dự buổi ra mắt thế giới của Play! A Video Game Symphony tại Rosemont TheaterRosemont, Illinois vào tháng 5 năm 2006, tại nơi đây, âm nhạc ông ấy từ loạt Super Mario Bros.The Legend of Zelda được trình diễn bởi một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ.[6] Ông cũng đã tham dự và biểu diễn trong chuỗi ba buổi hòa nhạc kỷ niệm 25 năm loạt The Legend of Zelda cuối năm 2011. Ông đã biểu diễn piano với ban nhạc rock Imagine Dragons nước Mỹ trực tiếp tại The Game Awards 2014 tháng 12 năm 2014.[7]

Phong cách âm nhạc và ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc của Kondo cho Super Mario Bros. được thiết kế xoay quanh cảm giác chuyển động phản ánh trải nghiệm vật lý của người chơi.[8] Điều này tuân theo triết lý của người sáng tạo và thiết kế loạt là Miyamoto Shigeru, chính ông là người đã yêu cầu âm thanh của trò chơi phải được tạo ra "có hồn" và đồng bộ với các yếu tố của trò chơi.[9][10] Do đó, Kondo dựa trên một số điểm xoay quanh các thể loại chủ yếu được sử dụng để khiêu vũ, chẳng hạn như nhạc Latinhwaltz.[11][12][13][14]

Trong The Legend of Zelda đầu tiên, Kondo sắp đặt chủ đề thế giới ngầm của trò chơi với chủ đề dungeon. Kondo nhận xét về tầm quan trọng của việc thể hiện các nhân vật khác biệt thông qua âm nhạc, để người chơi biết gần như ngay lập tức họ đang ở đâu trong trò chơi.[15] Kondo đã sử dụng sự tương phản này trong các trò chơi khác mà ông từng làm việc, bao gồm cả Super Mario Bros.[16]

Trò chơi điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế âm nhạc và âm thanh

[sửa | sửa mã nguồn]
Tất cả các tác phẩm dưới đây chỉ do Kondo sáng tác, trừ khi có ghi chú khác. Không bao gồm một số vai trò phi âm nhạc khác, chẳng hạn như hiệu ứng âm thanh và lập trình.
Năm Game Ghi chú
1983 Punch-Out!![17]
1984 Golf
Family BASIC Lập trình
Devil World với Nakatsuka Akito
1985 Soccer
Arm Wrestling
Kung Fu hiệu ứng âm thanh[18]
Super Mario Bros.
1986 The Legend of Zelda
The Mysterious Murasame Castle
Super Mario Bros.: The Lost Levels
Volleyball
1987 Yume Kōjō: Doki Doki Panic
Shin Onigashima
1988 Super Mario Bros. 2
Super Mario Bros. 3
1990 Super Mario World
Pilotwings Lập trình. Sáng tác "Helicopter Theme".[19][20]
1991 The Legend of Zelda: A Link to the Past
1993 Star Fox hiệu ứng âm thanh
1995 Yoshi's Island
1996 Super Mario 64
1997 Star Fox 64 với Hajime Wakai
1998 The Legend of Zelda: Ocarina of Time
2000 The Legend of Zelda: Majora's Mask với Minegishi Toru
2002 Super Mario Sunshine với Tanaka Shinobu
The Legend of Zelda: The Wind Waker với Nagata Kenta, Wakai Hajime, và Minegishi Toru
2004 The Legend of Zelda: Four Swords Adventures với Ohta Asuka
2006 New Super Mario Bros. sáng tác "Overworld Theme"
The Legend of Zelda: Twilight Princess với Minegishi Toru và Ohta Asuka
2007 Super Mario Galaxy với Yokota Mahito
2008 Super Smash Bros. Brawl soạn nhạc
2010 Super Mario Galaxy 2 với Yokota Mahito and Nagamatsu Ryo
2011 The Legend of Zelda: Skyward Sword soạn nhạc nền "Prologue"
2013 Super Mario 3D World với Yokota Mahito, MinegishiToru, và Iwata Yasuaki
2014 Super Smash Bros. for Nintendo 3DS and Wii U soạn nhạc
2015 Super Mario Maker với Kubo Naoto và Hayazaki Asuka
2016 The Legend of Zelda: Twilight Princess HD với Minegishi Toru và Ohta Asuka
2017 Super Mario Odyssey với Fujii Shiho và Kubo Naoto
2018 Super Smash Bros. Ultimate soạn nhạc
2019 Super Mario Maker 2 với Asahi Atsuko , Minegishi Toru và Doi Sayoko

Đóng vai trò hỗ trợ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tất cả các công việc liệt kê dưới đây là ghi nhận Kondo trong vai trò hỗ trợ, chẳng hạn như cố vấn hoặc giám sát.
Năm Game
1993 Super Mario All-Stars
1998 Mario Party
1999 Mario Golf
Mario Party 2
2000 Mario Tennis
Mario Party 3
2001 Mobile Golf
Mario Kart Super Circuit
2002 Mario Party 4
The Legend of Zelda: A Link to the Past & Four Swords
2003 Mario Golf: Toadstool Tour
Mario Party 5
Mario & Luigi: Superstar Saga
Donkey Konga
2004 Mario vs. Donkey Kong
Mario Power Tennis
The Legend of Zelda: The Minish Cap
Mario Party 6
Yoshi's Universal Gravitation
2005 Mario Party Advance
Mario Superstar Baseball
Mario Tennis: Power Tour
Mario Party 7
Mario & Luigi: Partners in Time
2006 Mario Hoops 3-on-3
Mario vs. Donkey Kong 2: March of the Minis
Wii Sports
Wii Play
2007 Mario Party 8
DK Jungle Climber
Mario & Sonic at the Olympic Games
Mario Party DS
2008 Wii Music
Mario Super Sluggers
2009 Mario & Luigi: Bowser's Inside Story
Mario vs. Donkey Kong: Minis March Again!
Mario & Sonic at the Olympic Winter Games
New Super Mario Bros. Wii
The Legend of Zelda: Spirit Tracks
2010 Mario vs. Donkey Kong: Mini-Land Mayhem!
Mario Sports Mix
2011 The Legend of Zelda: Ocarina of Time 3D
The Legend of Zelda: Four Swords Anniversary Edition
Mario & Sonic at the London 2012 Olympic Games
Fortune Street
2012 Mario Party 9
Mario Tennis Open
New Super Mario Bros. 2
New Super Mario Bros. U
Paper Mario: Sticker Star
2013 Luigi's Mansion: Dark Moon
Mario and Donkey Kong: Minis on the Move
New Super Luigi U
Mario & Luigi: Dream Team
Wii Party U
Mario & Sonic at the Sochi 2014 Olympic Winter Games
Mario Party: Island Tour
2014 Mario Golf: World Tour
2015 The Legend of Zelda: Majora's Mask 3D
Mario vs. Donkey Kong: Tipping Stars
Mario Party 10
Mario Tennis: Ultra Smash
Mario & Luigi: Paper Jam
2016 Mini Mario & Friends: Amiibo Challenge
Star Fox Zero
Star Fox Guard
Mario & Sonic at the Rio 2016 Olympic Games
Mario Party: Star Rush
Paper Mario: Color Splash
2017 Mario + Rabbids Kingdom Battle
Mario & Luigi: Superstar Saga + Bowser's Minions
Mario Party: The Top 100
2018 Mario Tennis Aces
Super Mario Party
Starlink: Battle for Atlas
2019 Mario & Sonic at the Olympic Games Tokyo 2020
2020 Paper Mario: The Origami King

Giải thưởng và danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Đề cử cho Giải thưởng Kết quả
2011 Super Mario Galaxy 2 British Academy Games Awards (Best Original Music)[21] Đề cử
2014 Super Mario 3D World British Academy Games Awards (Best Original Music)[22] Đề cử
Video Game Music Online (Best Soundtrack – Retro / Remixed)[23] Đề cử

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “THE LEGEND OF ZELDA -OCARINA OF TIME- / Re-Arranged Album p.3”. VGMdb. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ a b Chris Greening. “Koji Kondo Profile”. Video Game Music Online. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Mario and Zelda composer Koji Kondo shares all at GDC '07”. Music4Games. 19 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2009.
  4. ^ a b Kondo, Koji (11 tháng 3 năm 2007). “VGL: Koji Kondo”. Wired (Phỏng vấn). Phóng viên Chris Kohler. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2019.
  5. ^ Otero, Jose. “A Music Trivia Tour with Nintendo's Koji Kondo”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ “PLAY! A Video Game Symphony — Rosemont Theatre, Chicago (05/27/06)”. music4games.net. Music4Games, Inc. 5 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2009.
  7. ^ Mackey, Bob (11 tháng 12 năm 2014). “Super Mario's Maestro: A Q&A With Nintendo's Koji Kondo”. USGamer. Gamer Network. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ Schartmann, Andrew (2015). Koji Kondo's Super Mario Bros. Soundtrack. New York: Bloomsbury Academic. tr. 59–61. ISBN 978-1-62892-853-2. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  9. ^ Schartmann, Andrew (2015). Koji Kondo's Super Mario Bros. Soundtrack. New York: Bloomsbury Academic. tr. 22. ISBN 978-1-62892-853-2. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  10. ^ Schartmann, Andrew (2015). Koji Kondo's Super Mario Bros. Soundtrack. New York: Bloomsbury Academic. tr. 114. ISBN 978-1-62892-853-2. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  11. ^ Masahiro Sakurai (23 tháng 1 năm 2008). “Super Mario Bros.: Ground Theme”. Smash Bros. Dojo!!. Nintendo, HAL Laboratory, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2010.
  12. ^ Brophy-Warren, Jamin (24 tháng 10 năm 2008). “A New Game for Super Mario's maestro”. The Wall Street Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  13. ^ Laroche, Guillaume (2012). "Analyzing Musical Mario-Media: Variations in the Music of Super Mario Video Games." Lưu trữ tháng 11 7, 2018 tại Wayback Machine Order No. MR84768, McGill University (Canada), p. 58.
  14. ^ “Inside Zelda Part 4: Natural Rhythms of Hyrule”. Nintendo Power. Nintendo of America, Inc. (195). tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2014.
  15. ^ Schartmann, Andrew (2015). Koji Kondo's Super Mario Bros. Soundtrack. New York: Bloomsbury Academic. tr. 64–66. ISBN 978-1-62892-853-2. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  16. ^ Schartmann, Andrew (2015). Koji Kondo's Super Mario Bros. Soundtrack. New York: Bloomsbury Academic. tr. 66. ISBN 978-1-62892-853-2. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2018.
  17. ^ “Video Games Daily | Nintendo Interview: Koji Kondo, May 2007”. Archive.videogamesdaily.com. 10 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  18. ^ “Iwata Asks”. Iwataasks.nintendo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  19. ^ Greening, Chris; Harris, Dave (28 tháng 3 năm 2011). “Soyo Oka Interview: The Comeback of Super Mario Kart's Composer”. Video Game Music Online. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2015.
  20. ^ Otero, Jose. “A Music Trivia Tour with Nintendo's Koji Kondo”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2015.
  21. ^ “2011 Winners & Nominees”. bafta.org. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  22. ^ “Games in 2014”. bafta.org. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  23. ^ Greening, Chris. “Annual Game Music Awards 2013 Nominations”. Video Game Music Online. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]