Mdina
Mdina L-Imdina Città Notabile, Città Vecchia Maleth, Melite, Melita | |
---|---|
— Thành phố và kunsill lokali — | |
Từ trên xuống: Cảnh nhìn từ không trung, Nhà thờ chính tòa, cổng Mdina, Palazzo Santa Sofia, Palazzo Vilhena | |
Tên hiệu: Thành phố lặng im | |
Quốc gia | Malta |
V��ng | Vùng Bắc |
Huyện | Huyện Tây |
Thiết lập | k. thế kỷ 8 TCN dưới tên Maleth k. thế kỷ 11 dưới tên Mdina |
Giáp | Attard, Mtarfa, Rabat |
Chính quyền | |
• Thị trưởng | Peter Dei Conti Sant Manduca (PN) |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 0,9 km2 (0,3 mi2) |
Dân số (tháng 3,2014) | |
• Tổng cộng | 292 |
• Mật độ | 320/km2 (840/mi2) |
Múi giờ | CET (UTC+1) |
• Mùa hè (DST) | CEST (UTC+2) |
Mã bưu chính | 1050, MDN |
Mã ISO 3166 | MT-29 |
Trang web | Trang web chính thức |
Buses 50, 51, 52, 53, 56 từ Valletta terminus, dừng tại trạm tên "Rabat 3"[1] |
Mdina (tiếng Malta: L-Imdina [lɪmˈdɪnɐ]; tiếng Phoenicia: 𐤌𐤋𐤉𐤈𐤄, Melitta, tiếng Hy Lạp cổ đại: Melitte, Μελίττη, tiếng Ả Rập: لمدينة, Madinah), còn được biết đến với các tên Città Vecchia và Città Notabile, là một thành phố tường thành bao quanh nằm tại vùng Bắc của Malta, từng đóng vai trò là thủ phủ của đảo Malta cho tới thời trung cổ. Thành phố nằm gọn trong tường thành, và có tổng dân số chưa tới 300, nhưng lại tiếp giáp với Rabat, một đô thị với dân số hơn 11.000 người (tính đến tháng 3 năm 2014).[2]
Thành phố được lập nên dưới tên Maleth vào khoảng thế kỷ 8 TCN bởi người Phoenicia, và sau đó được đặt tên Melite bởi người La Mã. Melite cổ lớn hơn Mdina bây giờ, và dần thu nhỏ lại đến kích thước hiện nay trong thời kỳ chiếm đóng bởi Byzantine và người Ả Rập. Sau đó, thành phố tên đổi thành Mdina, xuất phát từ medina trong tiếng Ả Rập. Thành phố là thủ phủ Malta cho tới thời Trung Cổ, cho với khi Dòng Toàn quyền Thánh Gioan đến đảo năm 1530, từ đó Birgu trở thành trung tâm hành chính của Malta.
Mdina tiếp tục là trung tâm của giới quý tộc và chức sắc tôn giáo Malta, nhưng không bao giờ hồi phục được tầm quan trọng như thời kỳ tiền 1530 nữa, khiến nó được biết đến với biệt danh "thành phố lặng im".[3] Mdina nay là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính của Malta.[4]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Route Map”. Malta Public Transport. ngày 19 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Estimated Population by Locality 31st March, 2014”. Government of Malta. ngày 16 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2017.
- ^ Craven, John (ngày 2 tháng 3 năm 2009). “Celebrity travel: Starry knights and three-pin plugs in Malta”. Daily Mail. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2010.
- ^ Blasi, Abigail (ngày 29 tháng 9 năm 2014). “Top 10 day trips in Malta”. Lonely Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2015.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Blouet, Brian W. (2007). The Story of Malta. Allied Publications. ISBN 9789990930818.
- Borg, Victor Paul (2002). The Rough Guide to Malta & Gozo. Rough Guides. ISBN 9781858286808.
- Brincat, Joseph M. (1995). “Malta 870–1054 Al-Himyari's Account and its Linguistic Implications” (PDF). Valletta: Said International. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2017. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - Castillo, Dennis Angelo (2006). The Maltese Cross: A Strategic History of Malta. Greenwood Publishing Group. ISBN 9780313323294.
- Goodwin, Stefan (2002). Malta, Mediterranean Bridge. Greenwood Publishing Group. ISBN 9780897898201.
- Sagona, Claudia (2015). The Archaeology of Malta. Cambridge University Press. ISBN 9781107006690.
- Spiteri, Stephen C. (2004–2007). “The 'Castellu di la Chitati' the medieval castle of the walled town of Mdina” (PDF). Arx – Online Journal of Military Architecture and Fortification (1–4). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2015.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mdina. |
Wikivoyage có cẩm nang du lịch về Mdina. |