Bước tới nội dung

No. 5 Collaborations Project

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
No. 5 Collaborations Project
EP của Ed Sheeran
Phát hành7 tháng 1 năm 2011
Thu âm2010–2011
Thể loạiGrime
Thời lượng35:21
Hãng đĩaTự phát hành
Sản xuấtJake Gosling, Ed Sheeran
Thứ tự album của Ed Sheeran
No. 5 Collaborations Project
(2011)
+
(2011)

No. 5 Collaborations Projectđĩa mở rộng của ca sĩ–nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran. Đây là album thứ năm trong số 5 album mà Ed Sheeran thực hiện với hy vọng được ký hợp đồng thu âm. Anh muốn mỗi ca khúc đóng vai trò như một vở nhạc kịch và cố gắng tránh viết lời bài hát về phụ nữ.

Về mặt âm nhạc, album là một tác phẩm nhạy cảm, kết hợp những chủ đề nghiêm túc với nhạc nền "đầy ám ảnh". Album có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nhạc grime như: Devlin, Wiley, P Money, GhettsJME. Henry Yanney của Soul Culture đưa ra ý kiến tích cực về album và nó xếp hạng cao nhất ở vị trí thứ 46 trên UK Albums Chart.

Quá trình sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
"Tôi hay được gặp nhiều người bạn mới, họ rất là tốt. Bản thân là một người sáng tác nhạc, tôi thích cái cách người ta kết hợp lời bài hát với nhau. Nếu bạn nghe nhịp điệu mà Ghetts tuôn ra, nó không nhất thiết cứ phải bốn-nhịp, bốn-nhịp, bốn-nhịp. Anh ấy sẽ làm hai nhịp rưỡi có vần, rồi dừng và tiếp tục. Và tôi với tư cách một người sáng tác nhạc, một tôi đầy phấn khích, kiểu như làm sao bạn thoát ra khỏi được điều đó chứ? Nó làm tôi thích thú. Tôi vừa mới viết mấy bài hài hát gần giống như thế về phần lời."

Ed Sheeran nói về sự ảnh hưởng của nhạc grime lên phong cách của mình.[1]

No.5 Collaborations Project được sáng tác thành một bản ghi âm với mỗi ca khúc là một vở nhạc kịch mà không có "các ca khúc về các cô gái".[1] Một bài thì nói về vụ tai nạn xe, bài hát mà Ed Sheeran muốn là "một thứ gì đó thiêng liêng về việc được đưa về nhà" còn một bài khác thì kể câu chuyện về việc phải nói lời tạm biệt với ai đó.[1] Khi Sheeran hát với Ghetts anh muốn mang đến "một Ghetts cũ" với một "nhịp điệu bụi bặm" còn khi hát với rapper JME anh lại muốn mang lại "sự hài hước cho album".[1] Cái tên của EP bắt nguồn từ việc anh cảm thấy mình chưa có đủ độ "nổi" và anh quyết định gây sự chú ý bằng cách cho ra đời năm đĩa mở rộng, một theo phong cách indie, một theo kiểu singer-songwriter, một theo kiểu folk, một trình diễn trực tiếp và một EP hợp tác chính là EP mang tên No.5 Collaborations Project.[1]

Âm nhạc và đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Ed Sheeran biểu diễn tại Academy 1 ở Manchester.

EP bao gồm những tác phẩm "gây ám ảnh" và "nhạy cảm", "khớp các yếu tố chủ đạo của acoustic với những nhịp điệu u sầu và mãnh liệt".[2] Ca khúc đầu tiên "Lately" có sự góp mặt của rapper Devlin và có lời bài hát nói về chứng mất ngủ và căng thẳng do hoạt động âm nhạc. Bài tiếp theo "You" có sự tham gia của Wiley và có chủ đề về gia đình nhưng bài hát sau, thực tế mang tên "Family" (hợp tác với P Money) tạo ra một "bầu không khí căng thẳng" và gợi lại vụ tai nạn xe hơi suýt gây chết người mà P Money có liên can. Tâm trạng tăm tối tiếp tục kéo dài với "Little Lady", một bản thu âm lại của bài hát "The A Team" của Ed Sheeran với sự góp giọng của Mikill Pane. Henry Yanney của Soul Culture chấm điểm 4/5 cho album và gọi Ed Sheeran là một "người kể chuyện xuất sắc" đã tìm ra "khuôn mẫu folk-gặp-indie-gặp-thơ mà dường như khuyến khích/buộc các vị khách tạo ra lời ca nhiều suy nghĩ và phản ánh hơn bình thường". Yanney nhận xét thành công đại chúng của Ed Sheeran với EP này: "Đối với một nghệ sĩ, về mặt công nhận của đại chúng, No.5 Collaborations Project là có lẽ là dự án phi thương mại nhất đối với một ca sĩ như anh".[2] Tại Anh album đứng thứ 46 trên bảng xếp hạng UK Albums Chart trong vòng một tuần.[3]

Danh sách bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]
STTNhan đềThời lượng
1."Lately" (với Devlin)4:32
2."You" (với Wiley)3:26
3."Family" (với P Money)4:15
4."Radio" (với JME)3:41
5."Little Lady" (với Mikill Pane)5:31
6."Drown Me Out" (với Ghetts)4:24
7."Nightmares" (với Random Impulse, SwayWretch 32)4:05
8."Goodbye to You" (với Dot Rotten)5:27

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng xếp hạng (2011) Vị trí cao nhất
UK Albums Chart[3] 46

Lịch sử phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Ngày Định dạng Hãng đĩa
Anh Quốc 7 tháng 1 năm 2011 CD, Tải kĩ thuật số,[4] CD[5] Tự phát hành

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Patterson, Joseph (ngày 13 tháng 1 năm 2011). “Ed Sheeran: The Interview!”. MTV. Viacom. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ a b Yanney, Henry (ngày 15 tháng 1 năm 2011). “Ed Sheeran – No. 5 Collaborations Project EP Review”. Soul Culture. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  3. ^ a b “Chart stats - Ed Sheeran – No. 5 Collaborations Project”. UK Singles Chart. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ No.5 Collaborations Project by Ed Sheeran iTunes
  5. ^ “Ed Sheeran”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.