Bước tới nội dung

47 Tucanae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
47 Tucanae
Sau Omega Centauri, 47 Tucanae là cụm sao cầu sáng nhất trên bầu trời đêm.[1]
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổIII[2]
Chòm saoĐỗ Quyên
Xích kinh00h 24m 05.67s[3]
Xích vĩ–72° 04′ 52.6″[3]
Khoảng cách4,0 ± 0,35 kpc (13.000 ± 1.100 ly)[4]
Cấp sao biểu kiến (V)+4.09[3]
Kích thước (V)30′.9
Đặc trưng vật lý
Khối lượng700×105[5] M
Bán kính60 ly[6]
VHB14.2
Độ kim loại = –0.78[7] dex
Tuổi dự kiến13.06 tỷ năm[7]
Ghi chúCụm sao cầu sáng thứ 2 sau Omega Centauri
Tên gọi khácξ Tuc, NGC 104, Caldwell 106, Mel 1,[3] GCl 1, 1RXS J002404.6-720456
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

47 Tucanae hay 47 Tuc (hoặc định danh khác là NGC 104) là tên của một cụm sao cầu nằm trong chòm sao Đỗ Quyên. Khoảng cách của nó với Trái Đất của chúng ta là khoảng xấp xỉ 13,000 ± 1,100 năm ánh sáng (khoảng 4,0 ± 0.35 parsec.[8] Kích thước biểu kiến của nó là 120 năm ánh sáng[9]. Cấp sao biểu kiến của nó là 4,1, do vậy cụm sao cầu này có thể nhìn thấy bằng mắt thường[3]. Do vị trí của nó là ở phía 18 độ tính từ điểm cực Nam Ngân Hà nên nó không được các nhà thiên văn học châu Âu biên mục khi nó được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Pháp Nicolas-Louis de Lacaille tại Nam Phi.

Nó là cụm sao cầu sáng chỉ sau cụm sao Omega Centauri và trong kính viễn vọng, ta thấy nó có đến 10000 ngôi sao, nhiều trong số chúng là nằm trong lõi của nó. Cụm sao này có thể chứa một lỗ đen có một khối lượng trung bình.[10][11]

Đặc tính

[sửa | sửa mã nguồn]

47 Tucanae được ghi chú là có chứa một cái lõi có mật độ sao rất cô đặc và sáng. Nó là một trong những cụm sao có khối lượng lớn nhất của Ngân Hà, chứa đến cả triệu ngôi sao. Nó xuất hiện trên bầu trời rất mạnh mẽ như mặt trăng. Nó xuất hiện ngay cạnh đám mây Magellan nhỏ.[12]

Khối lượng của nó là khoảng 700000 lần khối lượng mặt trời [5] với bán kính 60 năm ánh sáng[6] và tuổi xấp xỉ 13,06 tỷ năm.[7]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là cụm sao nằm trong chòm sao Đỗ Quyên và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 00h 24m 05.67s[3]

Độ nghiêng –72° 04′ 52.6″[3]

Cấp sao biểu kiến +4.09[3]

Kích thước biểu kiến 30′.9

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Retirement in the suburbs”. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ Shapley, Harlow; Sawyer, Helen B. (tháng 8 năm 1927). “A Classification of Globular Clusters”. Harvard College Observatory Bulletin. 849 (849): 11–14. Bibcode:1927BHarO.849...11S.
  3. ^ a b c d e f g h “NGC 104”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2006.
  4. ^ Carretta, E.; và đồng nghiệp (2000). “Distances, Ages, and Epoch of Formation of Globular Clusters”. The Astrophysical Journal. 533 (1): 215–235. arXiv:astro-ph/9902086. Bibcode:2000ApJ...533..215C. doi:10.1086/308629.
  5. ^ a b Marks, Michael; Kroupa, Pavel (tháng 8 năm 2010), “Initial conditions for globular clusters and assembly of the old globular cluster population of the Milky Way”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 406 (3): 2000–2012, arXiv:1004.2255, Bibcode:2010MNRAS.406.2000M, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16813.x. Mass is from MPD on Table 1.
  6. ^ a b distance × sin(diameter_angle / 2) = 60 ly. radius
  7. ^ a b c Forbes, Duncan A.; Bridges, Terry (tháng 5 năm 2010), “Accreted versus in situ Milky Way globular clusters”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 404 (3): 1203–1214, arXiv:1001.4289, Bibcode:2010MNRAS.404.1203F, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16373.x.
  8. ^ McLaughlin, D.E.; và đồng nghiệp (2006). “Hubble Space Telescope Proper Motions and Stellar Dynamics in the Core of the Globular Cluster 47 Tucanae”. Astrophysical Journal Supplement Series. 166 (1): 249–297. arXiv:astro-ph/0607597. Bibcode:2006ApJS..166..249M. doi:10.1086/505692.
  9. ^ “47 Tuc: A Great Globular Cluster of Stars”. Astronomy Picture of the Day. ngày 26 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ Kızıltan, Bülent; Baumgardt, Holger; Loeb, Abraham (2017). “An intermediate-mass black hole in the centre of the globular cluster 47 Tucanae”. Nature. 542 (7640): 203–205. arXiv:1702.02149. Bibcode:2017Natur.542..203K. doi:10.1038/nature21361. PMID 28179649.
  11. ^ Freire, Paulo; Ridolfi, Alessandro; Kramer, Michael (2017). “Long-term observations of the pulsars in 47 Tucanae - II. Proper motions, accelerations and jerks”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 471 (7640): 857–876. arXiv:1706.04908. Bibcode:2017MNRAS.471..857F. doi:10.1093/mnras/stx1533.
  12. ^ Hilditch, R. W.; Howarth, I. D.; Harries, T. J. (2005). “Forty eclipsing binaries in the Small Magellanic Cloud: fundamental parameters and Cloud distance”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 357 (1): 304–324. arXiv:astro-ph/0411672. Bibcode:2005MNRAS.357..304H. doi:10.1111/j.1365-2966.2005.08653.x.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]